Kiến thức chụp ảnh
08/03/2018
85
Các bước xây dựng kịch bản chụp hình cho công ty
Độc đáo và sáng tạo là hai từ ngữ khá quen thuộc trong chụp ảnh công ty nhưng để hiểu rõ hai từ này cũng như để tạo ra một kịch bản thoả mãn hai tiêu chí này quả không dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện theo các bước sau, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một kịch bản sáng tạo và áp sát với mục tiêu như mong muốn.
Bước 1: Xác định mục đích chụp hình
Trước khi bắt tay vào xây dựng bất kỳ kịch bản chụp ảnh công ty nào, điều quan trọng nhất cần làm là hiểu rõ mục đích chụp hình hay sâu xa hơn là hiểu rõ đối tượng khán giả mục tiêu của bộ ảnh là ai, mong muốn của họ là gì từ đó lên ý tưởng chụp ảnh cho phù hợp. Nhiều người thường bỏ qua bước này hoặc chỉ tập trung nhiều vào bước lên ý tưởng để có kịch bản chụp ảnh hay.
Tuy nhiên, một ý tưởng chụp ảnh hay như không phù hợp với mục đích chụp hình chưa chắc đã mang lại hiệu quả cho nội dung cần truyền đạt. Vì vậy, trước khi lên ý tưởng bạn hãy xác định thật rõ mục đích chụp hình cho mình.
Bước 2: Tìm kiếm thông tin liên quan
Sau khi đã nắm rõ mục đích chụp hình, để đi tới một kịch bản sáng tạo bạn cũng nên tìm kiếm thật nhiều thông tin về đối tượng chụp hình của mình, cũng như tham khảo các kịch bản chụp hình tương tự để có thêm tư liệu. Sau đó, bạn có thể dựa vào các ví dụ sẵn có hoặc tạo hẳn một kịch bản mới theo lối riêng của mình hoàn toàn khác với kịch bản có sẵn. Đây được xem là bí quyết sáng tạo tối ưu nhất.
Những thông tin chính cần tìm có thể là thông tin tổng quan về công ty, những điểm khác biệt của sản phẩm và dịch vụ công ty, thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng tiềm năng, thông tin về các bộ ảnh công ty của đối thủ cạnh tranh… Đây là nguồn cơ sở dữ liệu rất hữu ích giúp bạn có thể phân tích và từ đó bật ra những ý tưởng chụp hình thú vị nhất.
Bước 3: Lên ý tưởng chụp hình
Một kịch bản dù cơ bản hay chi tiết, một câu chuyện dù ngắn hay dài đều bắt đầu bằng một ý tưởng. Hãy viết ra bất kỳ ý tưởng nào nảy ra trong đầu bạn, miễn chúng ngắn gọn, vừa đủ ý, súc tích và đảm bảo khớp với mục đích chụp hình ban đầu. Sau đó liệt kê tất cả lại: Đó có thể là khung cảnh họp công ty, khoảnh khắc đồng nghiệp trao đổi bên hành lang lúc giải lao, ảnh chân dung lãnh đạo… Cứ làm như vậy cho đến khi ý tưởng lớn dần lên và phát triển đầy đủ thành câu chuyện về doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể trao đổi với nhiếp ảnh gia- người có đủ tay nghề, kiến thức và mắt nhìn có thể gợi ý cho bạn nhiều ý tưởng hay và ý nghĩa.
Bước 4: Thống nhất concept chụp hình
Sau khi bạn đã có một số ý tưởng chụp hình phù hợp với đối tượng khán giản mục tiêu thì bước tiếp theo trong viết kịch bản chụp hình chính là xây dựng câu chuyện xoay quanh ý tưởng đó và thống nhất concept chụp hình. Bước này rất quan trọng vì cách truyền tải thông điệp tốt nhất là kể một câu chuyện. Một câu chuyện hay sẽ để lại nhiều “dư âm” cho người tiếp nhận nó. Không chỉ vậy, họ còn có thể giới thiệu câu chuyện này đến nhiều người. Ngoài ra, một câu chuyện có thể có những concept chụp hình khác nhau, do đó, cần lựa chọn concept chụp hình phù hợp nhất với ý tưởng chủ đạo để ý đồ của bạn theo sát với mục đích ban đầu.
Bước 5: Xây dựng kịch bản tổng quát
Khi câu chuyện của bạn gần như đã hoàn thiện và concept đã được thống nhất, hãy xây dựng đề cương kịch bản gọi là phần khung xương. Nên làm thế nào để phần khung xương này cuốn hút. Để dễ quản lý bạn có thể đánh số thứ tự các đầu mục cơ bản- nội dung cần chuẩn bị – người phụ trách- địa điểm chụp- trạng thái để dễ theo dõi…, đặc biệt nếu bộ ảnh công ty đòi hỏi nhiều hình ảnh đa dạng. Đôi khi việc này cần được thực hiện vài ngày trước khi chụp hình.
Bước 6: Xây dựng kịch bản chi tiết
Khi đã hoàn thiện xong các bước ở trên, bước cuối cùng trong viết kịch bản chụp hình là xây dựng kịch bản chi tiết dựa trên kịch bản tổng quát. Ở bước này, nếu bạn có nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hỗ trợ, tất cả các chi tiết của buổi chụp hình từ trang phục, make up, địa điểm, đạo cụ, background, thời gian… sẽ được đem ra bàn bạc.
Một kịch bản chi tiết cần đảm bảo các đầu mục được xây dựng rõ ràng, phân công công việc cụ thể nhờ đó buổi chụp hình sẽ được tiến hành hiệu quả, đúng mục đích.
KẾT LUÂN
Như vậy, để viết kịch bản chụp hình công ty hay cần trải qua 6 bước quan trọng như trên. Nếu 1 trong 6 bước không làm chuẩn và không “ăn khớp” với nhau thì kịch bản chụp hình không thể hiệu quả.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một kịch bản chụp hình cho công ty, đừng chần chừ liên hệ với chúng tôi qua 0964 699 499 hoặc contact@saokim.com.vn để được hỗ trợ toàn diện nhất.
Nguồn tham khảo:
Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu, xây dựng thương hiệu
Xem thêm bài viết hấp dẫn khác: